Phương pháp chăm sóc gà chọi con còn nhỏ chuẩn nhất

Ngoài những người đam mê chăm sóc gà chọi lớn thì sẽ có những người nuôi gà chọi từ nhỏ đến lớn. Nhưng ít ai biết được cách chăm sóc gà con nhỏ như thế nào cho tốt nhất. Việc chăm sóc gà con còn nhỏ là điều cực kỳ tinh tế. Chăm sóc từ thức ăn cho gà, ánh sáng, nguồn nước, độ ấm, độ ẩm cho gà con… Những điều này các bạn cần phải nắm thật kỹ trước khi chăm sóc. Nếu không sẽ gây chết cho gà con khi bạn không biết hướng chăm sóc đúng và hợp lý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về cách thức chăm sóc gà chọi con chuẩn nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Chăm sóc gà chọi con
Chăm sóc gà chọi con

Danh mục

Thức ăn phù hợp để chăm sóc gà chọi con

Gà chọi con thường được nuôi dưỡng và cho ăn bằng những loại thức ăn ngoài tự nhiên như là: giun, cây cỏ, thóc, các loại ngũ cốc, côn trùng hay là một số loại động vật thủy sinh.
Tuy nhiên vào lúc mới nở được khoảng 2 tiếng. Thì người ta sẽ cho chúng ăn một ít cám công nghiệp. Vì đây là loại thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của gà con.
Khi gà đạt khoảng 1,5 tháng tuổi trở lên. Thì chúng ta có thể cho gà ăn những loại thức ăn như: thit, ếch, nhái, rau, thóc, lươn, giun và giảm dần lượng thức ăn từ cám công nghiệp.

thuc-an-cho-ga-da-
thuc-an-cho-ga-chọi

Đến thời gian mà gà chọi con có thể tách mẹ. Thì chúng ta có thể cho gà ăn lúa hoàn toàn vào các bữa ăn. Nên cho gà ăn vào một khung giờ nhất định. Thường là khoảng 9 h sáng và 4 h chiều là khoảng thời gian thích hợp

Gà được trên 6 tháng chúng ta nên bổ sung thành phần dinh dưỡng cho gà từ những loại rau như giá, xà lách, cà chua, ….Cùng với 1 đến 2 buổi thịt lươn, ếch, nhái hoặc bò

Nguồn nước phù hợp để chăm sóc gà chọi con

Ngoài đồ ăn thì nước uống cũng là nhu cầu cần thiết của những chú gà chọi con. Cần đảm bảo rằng nước uống của gà luôn sạch sẽ và hợp vệ sinh. Thường xuyên thay nước uống cho gà từ 3-4 lần /ngày.

Để tăng sức đề kháng cho gà con chúng ta có thể thêm vào nước uống vitamin c và đường glucozo vào nước và cho chúng uống

Trong những ngày đầu tiên cho gà uống các loại kháng sinh phòng bệnh cần thiết như E.coli, thương hàn hoặc viêm rốn tránh trường hợp phải trị bệnh cho gà sau này.

Gà con mới nở bị hở rốn chúng ta có thể dùng thuốc xanh methylen 1% hoặc iot 0,5% để bôi lên sát trùng cho chúng.

Nên để máng nước uống cao tránh trường hợp gà nhảy vào máng nước vừa làm bẩn nước vừa khiến gà bị ướt.

Bạn tránh cho gà tiếp xúc những nguồn nước bận, hoặc uống nhần nước bẩn có dính phân gà. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của gà chọi. Thậm trí gà chọi sẽ bị những căn bệnh dẫn đến lù đù rồi tử vong.

Gà con mới nở cần được chăm sóc cẩn thận và giữ ấm

Thường xuyên để ý chuồng trại và cách sinh hoạt của gà. Chuồng phải kín gió che chắn cẩn thận và nhiệt độ đủ ấm.

Nếu chúng ta để ý thấy gà thường xuyên vào những khu vực gần bóng đèn và biếng ăn. Thì tức là nhiệt độ của chuồng chưa đủ ấm ta nên thay bóng điện có công suất lớn hơn hoặc ngược lại. Nếu gà tản xa khu vực bóng đèn, thường xuyên há mỏ và uống nhiều nước. Tức là ta nên hạ nhiệt độ xuống cho phù hợp.

Sử dụng nguồn ánh sáng đầy đủ và phù hợp

Trong tuần đầu tiên khi gà mới nở nên úm gà liên tục 24h/ngày và có thể giảm dần vào những tuần sau. Tuy nhiên cần duy trì ở khoảng ít nhất 12h/ngày trong suốt thời gian sinh trưởng ở gà. Ánh sáng là thứ rất cần thiết cho quá trình sinh trường của gà chọi.

Ánh sáng là thứ rất cần thiết cho quá trình sinh trường của gà chọi
Ánh sáng là thứ rất cần thiết cho quá trình sinh trường của gà chọi

Vì thế bạn nên để gà chọi nơi có ánh sáng tốt nhất. Khi gà đã có thể đi đứng được. Tránh để gà trong nới tối ôm, bịt kính. Điều đó sẽ làm cho gà nhát hơn sau khi đưa nó ra ánh sáng.

Duy trì độ ẩm cho gà con ở mức độ cần thiết

Chú ý duy trì độ ẩm của chuồng nuôi ở khoảng 60-70%. Nhằm khiến hơi nước từ phân gà dễ dàng thoát ra tránh những trường hợp phân để lâu sẽ gây ẩm mốc chuồng gà là môi trường cho những vi khuẩn gây bệnh phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mật độ chuồng úm hợp lý

Trong tuần đầu khi gà mới nở chúng ta có thể úm gà với khoảng 50con/m2. Tuy nhiên vào những tuần sau bạn nên tách để mật độ gà thấp hơn từ 20-25 ngày/ con để gà có không gian phát triển thoải mái.
Khi gà được khoảng 3 tuần tuổi ta nên cắt ½ mỏ trên và hơ mỏ dưới của gà con để ngăn cản sự phát triển của mỏ khiến gà mổ nhau và dùng mỏ để nhặt, bới thức ăn rơi vãi trên nền đất.

Thường xuyên vệ sinh chuồng úm

Trước khi đem gà vào chuồng úm. Chúng ta phải tiêu trùng tiêu độc bằng các loại thuốc hoặc sử dụng vôi bột. Như đã đề cập ở trên, trước khi úm gà hoặc thả gà vào chuồng. Bạn cần tiêu trùng, tiêu độc chuồng úm bằng cách sử dụng thuốc hoặc vôi bột.

Thường xuyên vệ sinh chuồng úm cho gà con và gà mẹ
Thường xuyên vệ sinh chuồng úm cho gà con và gà mẹ

Sau khi đã lựa chọn được một chú gà chọi con để nuôi dưỡng thì cách chăm sóc chúng sao cho lớn lên một cách khỏe mạnh là điều mà các sư kê phải quan tâm. Không phải cứ lựa chọn được một con giống gà chọi tốt là bạn đã xem như có một chiến kê dũng mãnh mà làm thể nào để nuôi lớn chúng một cách khỏe mạnh nhất cũng là điều mà mọi người cần lưu tâm.

Để có thể nuôi dưỡng từ một chú gà con đến khi trưởng thành không phải là một điều dễ dàng. Những lưu ý bên trên là những kinh nghiệm đúc kết từ xưa đến nay. Nếu như bạn đang chăm sóc gà chọi con. Thì bạn nên tham khảo những bí quyết trên để

Xem thêm:

Hướng dẫn cách nhận biết giống gà chọi thuần chủng

Những sai lầm thường gặp khi cho gà chọi ăn lòng đỏ trứng

Phân biệt và điều trị bệnh ORT trên gà chọi

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x