Gà đá lúc đỏ lúc tái là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Gà đá lúc đỏ lúc tái là trường hợp không quá hiếm gặp. Nói dễ hiểu thì hầu như kê sư nào cũng thấy tình trạng này ở chiến kê. Có người thì tìm hiểu nguyên nhân rồi chữa bệnh. Có người thì tặc lưỡi bỏ qua vì qua cho rằng không có gì nghiêm trọng. Vậy nên bài viết này sẽ giúp anh em có câu trả lời chính xác cho vấn đề gà đá lúc đỏ lúc tái.
Danh mục
Gà đá lúc đỏ lúc tái là bệnh gì?
Gà đá lúc đỏ lúc tái, nhất là trong mùa hè, cộng thêm các dấu hiệu như gà thở hồng hộc, mở cả miệng ra để thở,… thì 90% là do yếu trong – ốm trong.
Một số dấu hiệu nhận biết gà bị ốm trong như: gà ủ rũ, dễ sụt cân, da dẻ nhợt nhạt,…. Nếu không tìm phương pháp chữa phù hợp có thể dẫn đến tụt lực. Đối với gà chiến tham gia đá gà Campuchia thì điều này sẽ gây ra những tổn thất nhất định. Nghiêm trọng hơn nữa là chết.
Nói về nguyên nhân của bệnh ốm trong, có rất nhiều lý do, chẳng hạn như môi trường sống của chiến kê bị ô nhiễm, gà thiếu dinh dưỡng hoặc chế độ luyện tập quá sức, cho gà vần quá nhiều,…. Ngoài ra thì việc nóng gan cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà đá lúc đó lúc tái.
Bên cạnh đó cũng có nhiều người cho rằng đây là một dấu hiệu đơn giản khi gà cảm thấy lạnh. Nó được ví như khi con người nổi da gà khi cảm thấy lạnh vậy. Cách nhận định này cũng không sai, nhất là trong trường hợp chiến kê đó không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Vậy nên đối với câu hỏi “Bệnh gà lúc đỏ lúc tái có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là CÓ. Nhưng tùy vào từng nguyên nhân mà kết quả sẽ khác nhau.
Hướng dẫn điều trị dấu hiệu gà đá lúc đỏ lúc tái
Dựa vào từng nguyên nhân mà kê sư sẽ có cách chữa bệnh cho gà đó phù hợp. Chẳng hạn như:
Đối với trường hợp nóng gan
Nếu gà đá nóng gan nên xảy ra tình trạng lúc đỏ lúc tái thì anh em chỉ cần cho chúng sử dụng Forkid – Thanh nhiệt, giải độc. Sản phẩm được bán rộng rãi tại các tiệm thuốc tây, thường được dùng cho trẻ.
Cách sử dụng rất đơn giản, mỗi ngày cho uống 2 ống, vào buổi sáng và buổi chiều, trước khi ăn. Bên cạnh đó anh em nên bổ sung thêm cà chua và gan lợn vào khẩu phần ăn hàng ngày để gà mát gan.
Đối với trường hợp gà đá lúc đỏ lúc tái do chế độ dinh dưỡng, môi trường,…
Nếu như không phải vấn đề do gan mà là do chế độ dinh dưỡng, luyện tập, môi trường sống,… thì kê sư cần áp dụng cách chữa trị khác.
Đầu tiên bạn cần tạm dừng lại quá trình chăm sóc của mình. Tổng vệ sinh chuồng trại, máng ăn – máng uống để loại trừ vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh. Tiếp đó:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng:
Cho gà ăn uống như bình thường, bởi việc thay đổi quá đột ngột sẽ khiến chúng không quen và bỏ ăn. Thay vào đó nên hạn chế thóc, thịt, lươn, cá,… xuống. Những thức ăn sống trước kia cần nấu chín trước khi cho gà sử dụng. Đồng thời bổ sung thêm rau xanh, giá và cà chua vào.
Trong trường hợp gà bị sụt cân thì cần chia thành nhiều bữa trong ngày để chúng nhanh tăng cân, lấy lại sức.
Về chế độ luyện tập:
Khi gà ốm trong, nên hạn chế tập luyện thay vào đó cho chúng nghỉ ngơi nhiều hơn. Ưu tiên cho gà phơi nắng (không phơi quá lâu và nắng quá gắt) và thả lang – nếu có diện tích chăm sóc rộng rãi. Việc thả lang vừa giúp chúng tăng cơ bắp ở chân, cơ thể săn chắc, khỏe mạnh vừa tạo sự thư thả.
Khi gà có dấu hiệu hồi phục hoặc khỏe hơn chút thì cho chúng tập chuồng quần – chuồng bay khoảng 5 phút/ lần là được.
Kết hợp với thuốc trợ lực:
Đối với trường hợp muốn gà khỏe nhanh hơn, kịp cho trận thi đấu sắp tới thì anh em có thể kết hợp thêm vài loại thuốc trợ lực. Ví dụ như cho dùng kháng sinh enervon C và boganic (mỗi loại 1 viên/ ngày). Cách 1 ngày thì tiêm 1cc Catosal, tiêm 3 lần thì nghỉ.