Gà chọi bị yếu gân, cách chữa gà chọi bị yếu gân hiệu quả nhất
Hiện nay, tình trạng gà chọi bị yếu gân khá phổ biến. Nhiều anh em đã gửi câu hỏi đến website Dagachoi.tv để được xin tư vấn. Vậy bệnh này nguyên nhân do đâu? Cách chữa trị gà bị yếu gân như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Danh mục
Nguyên nhân gà bị yếu chân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng gà bị yếu gân. Nhưng một số nguyên chân chủ yếu là:
- Gà bị yếu gân do di truyền, bẩm sinh
- Do bị ốm nặng và không được điều trị đúng cách
- Kỹ thuật vần gà chưa đúng kỹ thuật
- Do viêm da, bàn chân
- Gà đạp mái quá nhiều trong thời gian thay lông dẫn đến tình trạng gà bị yếu gân.
Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng gà bị mất gân và không còn khả năng thi đấu. Các biểu hiện của gà cần được các sư kê quan sát kỹ thì mới nhận ra được,nhiều anh em mới chơi có thể nghĩ là gà chưa khỏe, chưa đủ lực.
Nguyên nhân gà bị yếu gân
Cách chữa gà chọi bị yếu gân
Tình trạng là bị yếu gân được xem là rất nghiêm trọng. Để xử lý được cần mất rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn của chủ gà. Trong quá trình điều trị cần thực hiện nghiêm ngặt các bước theo đúng như phương pháp đề ra, không được nóng vội sẽ làm hỏng gà ngay. Các bước và cách chữa trị như sau:
Kiểm tra và quan sát phần chân gà
Nếu như thấy gà có dấu hiệu bất thường, như chân đi tập tễnh thì cần tách gà ra khỏi đàn và nhốt riêng vào khu vực thoáng mát rộng rãi để gà có thể đi lại một cách tự do.
Thả gà ra 1 khu để có thể tự do tìm mồi.
Sử dụng các phương pháp om bóp
Nên sử dụng các biện pháp om bóp bằng rượu ngâm với nghệ vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ.
Hỗ trợ gà tập các bài tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần mức độ các bài tập theo thể trạng và sức khỏe của gà.
Các bài tập phục hồi cho gà bị yếu gân
Thực hiện thả gà từ trên cao xuống cách mặt đất khoảng 25 đến 30cm. Nên chọn nền được lót thảm hoặc cỏ để cho êm ái không bị đau chân. Cần phải xem xét độ cao vừa đủ để chân gà hoạt động tốt nhất. Cách này lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi ngày để tăng cường gân cốt cho gà. Dùng tay đặt phía lườn trước gà và tung lên cao để gà tự rơi xuống đất. Nên lặp lại động tác khoảng 10 đến 20 lần trong 5 ngày đầu tiên. Sau đó sẽ tiếp tục tăng cường độ nhiều hơn.
Lưu ý: Khi luyện tập lên quan sát quá trình luyện tập của gà. Nếu thấy điều gì bất thường, cần điều chỉnh lại chế độ tập để phù hợp với tình trạng thực tế của mỗi con gà. Nếu như gà chọi chân chạm đất mà gối khụy xuống thì có nghĩa là gà bị yếu gân khá nặng. Cần điều chỉnh lại tốc độ và độc cao cho phù hợp.
Gà bị yếu gân do đạp mái nhiều trong kỳ thay lông
Trong quá trình gà chọi thay lông sang lớp lông 2 thì không lên cho gà chọi cản mái.
Với những con gà bị yếu gân do bẩm sinh thì không nên điều trị. Vì điều trị cũng không được mà lại mất thời gian lẫn công sức của anh em.
Ngoài việc điều trị bằng các bài tập thì anh em cũng có thể điều trị bổ sung bằng một số loại thuốc hỗ trợ hiện đang có trên thị trường. Tùy vào tình trạng của gà mà lựa chọn các loại thuốc khác nhau sao cho phù hợp.
Luyện tập cho gà bị yếu gân
Chế độ chăm sóc gà bị yếu chân
Gà bị yếu gân một phần cũng do cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng. Vì thế anh em cần tham khảo một số chế độ chăm sóc như sau:
- Bổ sung thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng. Đa dạng nguồn thức ăn.
- Tập các bài tập hàng ngày để hỗ trợ giúp cơ bắp chắc khỏe hơn.
- Luyện tập sức bền, tăng sức dẻo dai khi chiến đấu
- Cung cấp đầy đủ về rau củ quả để gà có thể bổ xung được chất xơ.
- Tập đều các bài vần hơi, chạy lồng để chân gà được linh hoạt hơn.
- Bổ sung thêm những thực phẩm chức năng. Không chỉ tăng cường đề kháng mà còn hỗ trợ cho xương khớp.
Cách chăm sóc gà bị yếu gân
Mỗi chiến kê sẽ có cách chăm sóc khác nhau, tùy vào thể trạng của mỗi cá thể. Ty nhiên không phải ai cũng biết chăm sóc gà bị yếu gân đúng cách. Anh em lên tìm hiểu người có nhiều kinh nghiệm, lâu năm trong việc nuôi gà chọi.
Xem thêm:
Gà chọi chân sâu đo vảy dép cánh lợp là gì?