Bí quyết chăm sóc gà chọi cực kì máu chiến cho các sư kê
Hiện nay, có nhiều cách để giúp gà chọi khỏe mạnh và sung mãn hơn. Thực ra không khó vì gà chọi của chúng vốn đã rất hung dữ, hiếu chiến và thích đối đầu, ganh đua. Nhưng đó chỉ là những hình thái bản năng chưa trổi dậy của chú gà chọi của bạn thôi. Bạn cần biết những bí mật giúp gà chọi bộc lộ những bản năng tiềm tàng cũng như cách để tăng độ hiếu chiến của chú gà lên cao nhất có thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể những bí mật giúp bạn có được một chú gà chọi sung mãn nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Giống gà chọi tốt là ưu điểm đầu tiên
Kỹ thuật tập luyện chăm sóc gà nòi tỉ mỉ, công phu là một trong những cách làm cho gà chọi máu chiến đơn giản. Nhưng không phải ai cũng biết.
Chơi đá gà là môn nghệ thuật từ xưa đến nay vẫn còn được lưu truyền và gìn giữ. Có rất nhiều dòng giống, chủng loại gà chọi khác nhau. Dể có một con gà chọi chiến thật sự ưng ý. Thì kỹ thuật chọn giống cũng là điều vô cùng quan trọng.
Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến việc chú gà chọi của bạn có tố chất thiên bẩm hay không. Do đó cách làm cho gà chọi máu chiến yếu tố đầu tiên cần chọn được gà nòi tốt nhờ quan sát bố mẹ của chúng. Nếu chúng thật sự khỏe mạnh, có bản lĩnh và mang chút máu chiến thì hãy chọn.
Một con gà chọi chuẩn thần kê luôn có dáng đứng rất oai nghiêm, hùng dũng. Đặc biệt cần lưu ý không phối giống gà mái với gà trống thuộc cùng một đàn bởi do ảnh hưởng của yếu tố cận huyết sẽ không tốt cho gà chọi con. Ngoài ra cách nuôi gà chọi khác nhau cũng cho ra những chiến kê có sức mạnh, kỹ thuật đá khác nhau của mỗi sư kê.
Huấn luyện là ưu điểm thứ hai
Gà chọi đá khỏe hay không nhờ vào bài huấn luyện dày dặn kinh nghiệm của người nuôi hay những cách làm cho gà chọi máu chiến của người có kinh nghiệm lâu năm.
Cũng giống như chúng ta học võ, gà chọi phải được rèn luyện hàng ngày để đủ khỏe. Biết ra đòn tấn công, phòng thủ.
Vì vậy trong những cách làm cho gà chọi máu chiến thì việc tập luyện là rất quan trọng. Tránh nuôi gà chọi trong lồng quá lâu, phải thả ra ngoài để chúng đi lại cho linh hoạt.
Việc gà chọi đi lại thường xuyên sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh. Có sức bền bỉ dẻo dai để chọi với đối thủ của mình.
Ngoài ra, để tập cho gà chọi quen với việc chiến đấu và làm cho gà chọi máu chiến. Bạn cần cho gà tập luyện chọi với con gà khác.
Thông thường cứ 3 ngày một lần chọi thử để gà có thể làm quen với việc đối mặt với đối thủ. Cho chúng có được tinh thần sung lên khi vào trận đấu. Một bài tập cho gà chọi thường bắt đầu từ tập chân trước. Bằng cách dùng chì để đeo vào chân gà.
Tuy nhiên cần lưu ý, chì phải được dát mỏng. Bọc vải để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chân của chiến kê và sau đó quấn vào chân gà. Đây có thể nói là bài tập khá ổn để gà chọi có thể mau lớn và chịu được áp lực đòn tấn công của đối thủ.
Phòng và điều trị bệnh cho gà chọi
Gà chọi thường mắc bệnh ăn không tiêu hoặc bệnh dịch tả. Là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi gia cầm. Nguy hiểm hơn khi gà mắc bệnh có thể chết rất nhanh chỉ sau 3 – 4 ngày. Do vậy cho dù bạn có cách làm cho gà chọi máu chiến hay như thế nào đi nữa. Nhưng không chú trọng phòng và điều trị bệnh cho gà thì cũng thành vô ích.
Những người nuôi gà chọi cần đầu tư thời gian, công sức. Để chăm nom cho chiến kê của mình có sức khỏe tốt nhất. Sau đó mới áp dụng các bài tập giúp gà chọi máu chiến. Biết ra đòn hiểm và có những cú đá đẹp mắt để thể hiện trong chiến đấu.
Nhốt cạnh với gà đối thủ xứng tầm
Câu chuyện con gà tức nhau tiếng gáy thì ai cũng biết. Chúng ta có thể tận dụng phương pháp này để kích thích tính máu chiến của gà. Đây là cách làm cho gà cho gà chọi sung hơn mà có thể áp dụng một cách hiệu quả. Lựa chọn 1 con gà tơ máu chiến và hung hãn tương đồng về kích thước, độ tuổi là tốt nhất. Nhốt chúng cạnh nhau sẽ tăng thêm bản năng cạnh tranh của chúng. Như thế vừa làm gà máu chiến hơn sung hơn.
Tuy nhiên nên chú ý lựa chọn gà tương ứng phù hợp. Không nên sử dụng gà quá già thể lực vượt trội mà có thể phản tác dụng. Chúng sẽ chèn ép gà nhỏ hơn bằng tiếng gáy. Và có thể sẽ làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Xem thêm:
Những nguyên tắc “bất di bất dịch” trong việc bắt, bế gà chọi