Đá gà chọi là gì? Một số giống gà nhập khẩu từ nước ngoài

Đá gà chọi là bộ môn giải trí đã có từ lâu đời. Có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Thuật ngữ đá gà để ám chỉ một hoạt động, hay thể thao trò chơ

Đá gà chọi là bộ môn giải trí đã có từ lâu đời. Có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Thuật ngữ đá gà để ám chỉ một hoạt động, hay thể thao trò chơi. Nguồn gốc của đấu gà hiện đại được ghi nhận lần đầu vào năm 1521, trong chuyến khám phá Philippines của Ferdinand Magellan. Antonio Pigafetta, một nhà sử học người Ý và người viết sử cho Magellan, đã ghi lại sự kiện này tại Vương quốc Taytay( thuộc tỉnh Palawan, Philippines).

Tại Việt Nam, trò chơi này đã xuất hiện từ thời nhà Lý, do những quân sĩ của Lý Thường Kiệt đem về sau những cuộc chinh phạt Chiêm Thành.

Danh mục

Đá gà chọi là gì ?

Về bản chất, đá gà chọi là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời tại Việt Nam, là một nét đẹp văn hóa mỗi dịp Tết đến, xuân về và thường được diễn ra tại các hội làng. Trong đó mỗi bên sử dụng một con gà đã được tuyển chọn kỹ lưỡng và đem ra thi đấu với nhau. hể thức thi đấu thường do các bên thỏa thuận với nhau trước trận đấu.

Đá gà chọi đơn giả là việc cho hai con gà mang dòng máu của gà chọi (đặc điểm  là lì lợm, hăng máu, có tính chiến đấu cao, chịu đòn tốt) thi đấu với nhau đến khi một con bỏ chạy hoặc không còn khả năng chiến đấu thì con còn lại sẽ giành chiến thắng.

Những hình thức đá gà phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều hình thức cho gà chọi thi đấu. Như ở Việt Nam thì thường có 2 hình thức đá gà phổ biến là đá đòn gà đá gà cựa sắt.

Hình thức đá gà đòn 

Đá gà đòn là hình thức thi đấu giữa hai con gà mà trong khi thi đấu sử dụng chính cựa thật của mình để thi đấu (có thể quấn cựa lại để giảm sát thương). Hình thức đá gà đòn là để hai chú gà chiến đấu với nhau bằng sức mạnh thực sự của mình. Khi đi 2 chiến kê tham gia thi đấu bằng các đòn đánh lối đánh chiến thuật của riêng mình để có thể giành được nhiều ưu thế và cơ hội chiến thắng trong cuộc thi.

Khi tham gia thi đấu ở hình thức này, người chăm gà cũng là một yếu tố quan trọng để giúp chú gà có thể giành chiến chiến thắng. 
Một chú gà có hay đến đâu nhưng khi vào tay người chủ không biết chăm sóc đúng cách thì cũng không thể nào thể hiện được hết hết các kỹ năng và tài nghệ trong mình. Khi đó khó có thể giành chiến thắng với những đối thủ ngang tầm.


Đá gà đòn
 

Hình thức đá gà cựa sắt

Hình thức đá gà cựa sắt cũng gần giống với đá gà đòn nhưng khác ở chỗ là được gắn thêm một chiếc cựa giả bằng sắt để tăng tính sát thương. 

Đá gà cựa sắt phổ biến hơn ở các tỉnh ở Miền Nam Việt Nam. Các chiến kê sử dụng cựa sắt thường được huấn luyện đặc biệt hơn, nó tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền bạc của người nuôi. Khi chuẩn bị ra đấu trường, chỉ có các sư kê nhiều kinh nghiệm mới có thể gắn được cựa vào chân gà sao cho chắc chắn nhất, có thể gây ra sức sát thương cao nhất. Với hình thức đá gà cựa sắt này có lẽ sẽ không có tính giải trí nhiều như đá gà đòn. Mà hình thứ này thiên về cá cược có tính ăn thua nhiều hơn.


Đá gà cụa sắt

Thời gian 1 trận đấu đá gà cựa sắt 

Thời gian của một trận đấu đá gà cựa sắt là 15 phút. Nhưng trên thực tế thì 1 trận đấu diễn ra rất nhanh chỉ từ 3 đến 5 phút phút là là kết thúc trận đấu và đã có  phân định thắng thua. Vì cựa sắt có tính sát thương cao gà có thể gục ngã bất cứ lúc nào khi chúng đòn.

Luật chơi đá gà được các trường gà áp dụng hiện nay 

Để đảm bảo tính công bằng thì trước khi thi đấu hai con gà sẽ được xếp hạng cân.
Nếu hai con gà chênh lệch về hạng cân thì con nào nặng hơn sẽ phải chấp con còn lại.
Hình thức chấp có thể là bịt mỏ hoặc bịt cựa. Tùy vào chênh lệch hạng cân nhiều hay ít mà thời gian chấp cũng khác nhau, chênh lệch càng nhiều thì thời gian chấp càng lâu. Thời gian chấp tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai chủ gà hoặc giải đấu quy định. Ngoài việc so sánh về cân nặng thì các chủ gà còn so sánh về chiều cao tổng thể con gà, chiều cao vai và độ tuổi của gà. Đẻ quyết định xem có lên cáp kèo không.


Luật chơi đá gà

Thời gian thi đấu đá gà đòn

Thời gian thi đấu đá gà đòn gọi là 1 hiệp thi đấu hay 1 hồ thường sẽ là 15 phút. Hết 15 phút gà chưa phân thắng bại thì sẽ được nghỉ 5 phút. Thời gian nghỉ sẽ vệ sinh, vỗ đờm cho gà…giúp gà khỏe lại để chiến đấu những hồ tiếp theo. Hết thời gian nghỉ gà tiếp tục vào tham gia thi đấu.

Quy định thắng thua

Quy định thắng thua trong đá gà chọi được quy định như sau:

Một con gà bỏ chạy hoặc nhảy ra khỏi cót thì được tính là thua.

Gà không còn khả năng chiến không thể mổ khả đối thủ trong một hồ cũng tính là thua.

Gà bê, hoặc bốc: Nghĩa là gà đang đá cảm thấy sắp thua thì bên thua xin bê. Nghĩa là chịu thua sớm.

Hoặc là 2 con đá kiểm, nghĩa là 3 hồ hoặc 5 hồ  không phân thắng bại thì thôi hòa.

Một số dòng gà chọi phổ biến hiện nay

Miền Bắc và Trung

Miền Bắc có gà Thổ hà (Bắc Giang) Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội) ngoài ra tại đa số các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú thọ, Sơn la đều có các dòng gà nòi riêng. Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh, đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng. Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài, đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).

Các giống gà nòi được nuôi ở Miền Bắc thường có trọng lượng từ 2,7 kg đến 4,0 kg. Dùng đòn lối để chiến đấu với đối phương đến khi phân thắng bại thì thôi. Vì cơ thể khá lớn so với các giống gà khác nên gà đòn không nhanh nhẹn bằng bằng gà nòi cựa, nhưng bù lại gà đòn có đòn đá rất mạnh.


Gà nòi Miền Bắc

Miền Nam

Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm. Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Gà nòi cựa hay còn gọi là gà nòi, nhưng để phân biệt với giống gà nòi của Miền bắc, nên có nhiều nơi người ta gọi là gà cựa, hay gà nòi cựa, xuất xứ cũa nó là do những di dân từ Chiêm Thành khai phá vào miền Nam, khi đi họ mang theo lương thực là những giống gia cầm, một số đã sống sót và phát triển nên dòng gà nòi ngày nay.

Với giống gà nòi cựa Miền Nam thì có trọng lượng thường là dưới 3kg. Hình thức thi đấu giống gà này thường là đá cựa sắt nên thiên về hình thức cá cược ăn tiền nhiều hơn. Đặc điểm nhận biết của giống gà này là có nhiều màu sắc bắt mắt vừa có thể nuôi làm kiểng vừa có thể thi đấu. Do có thân hình nhỏ nhắn, giống gà này rất linh hoạt và nhanh nhẹn. Một trận đấu của gà này thường diễn ra nhanh hơn đá gà đòn.


Đá gà nòi Miền Nam

Một số giống gà nhập 

Gà Asil (Ấn Độ): Gà Asil là giống gà chọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, chúng được yêu thích tại Việt Nam nhờ có lối đá đòn hay, máu chiến, khỏe mạnh. Gà Asil được chia thành hai loại chính đó là loại nhỏ Reza Asil và loại lớn Kulang Asil, ngoài ra chúng còn được lai tạo với một số giống khác như gà tre Mỹ để chọn lọc ưu điểm và loại bỏ dần nhược điểm.


Gà Asil

Gà chọi Mỹ (Mỹ: Gà chọi Mỹ là một giống gà chọi có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, chúng là hậu duệ của giống gà chọi Anh cổ xưa, hiện nay gà chọi Mỹ được sử dụng để trưng bày, làm cảnh.Gà chọi Anh (Anh): Gà chọi Anh là giống gà có nguồn gốc từ nước Anh. Chúng được lai tạo ra khoảng từ năm 1850 dần hoàn thiện cho đến năm 1900. Hiện nay chúng được dùng là gà kiểng để trưng bày nhưng đôi khi cũng được sử dụng để làm gà chọi, phục vụ cho những trận đá gà, ngày nay chúng còn được nuôi lấy thịt gà. 


Gà chọi Mỹ

Gà chọi Pêru (Peru): Gà Peru có kích thước ngoại cỡ, to lớn, một số con to đến 5 kg hoặc thậm chí hơn, nhưng chúng vẫn đá như những con gà bình thường hay một số thậm chí còn đá hay hơn. Chúng có khả năng bay cao, dẫu to và nặng, và chúng đâm tốt với cú bật sâu chân. Trung bình, gà trưởng thành từ 12 tháng đạt khoảng 2,7-3 Kg, do khí hậu, chế độ dinh dưỡng và môi trường nên gà Peru thường ít khi đạt trọng lượng cao.


Gà chọi Pêru

Gà chọi Cuba (Cuba): Gà chọi Cuba hay gà Cubalaya là giống gà đá có nguồn gốc ở Cuba vào thế kỷ 19. Người ta cho là nguồn gốc từ Philippines (gà chọi Philippines). Ở Cuba, môn thể thao đá cựa tháp (postiza) là một phần của nền văn hóa bản địa, dân Cuba hầu như đá cựa xương hay loại cựa nhân tạo tương đương zapatones. Ngày nay gà Cubalaya chủ yếu cũng chỉ là gà kiểng.


Gà chọi Cuba

Gà chọi Philippines (Philippines): Gà chọi Philippines hay nói đúng hơn là gà được xuất xứ tại Philippines có nguồn gốc chính xác từ México, giống gà cựa Philippines cùng chung dòng là gà Mễ (México), nhưng ở Philippines chơi gà cựa dao là nhiều vì thế đã tạo ra những giống gà chuyên về đá cựa dao. Gà Phi hầu như đều là giống gà đá dao, gà phi nhỏ con, trạng khoảng 1,8-2,2 Kg. 


Gà chọi Philippines

  • Gà chọi Mã Lai (Malaysia): Gà chọi Mã Lai (Malay) là một giống gà chọi có nguồn gốc lâu đời ở bán đảo Malaysia nhưng được phát triển và biết đến ở các quốc gia phương Tây, đặc biệt là ở châu Âu, Úc và Mỹ. Chúng được ưa chuộng để nuôi làm gà chọi và có ảnh hưởng tích cực đến một số giống gà chọi khác như gà Chợ Lách của Việt Nam.
  • Gà Sumatra (Indonesia): Gà Sumatra có kích thước trung bình với bề ngoài giống như chim trĩ. Gà trống cân nặng từ 2 đến 2,5 kg. Gà mái từ 1,8 đến 2,3 kg. Gà trưởng thành hoàn toàn ở giai đoạn hai năm tuổi. Đầu gà nhỏ (còn gọi là đầu rắn) với mồng dâu ba khía. Màu của mồng biến thiên từ đỏ đến tím. Màu mắt càng sẫm, con ngươi và tròng mắt rõ ràng. Cẳng chân có màu đen và bàn chân màu vàng. 
    • Gà Shamo (Nhật): Shamo là giống gà chọi ấn tượng của Nhật Bản và ngày nay có lẽ là giống gà chọi phổ biến nhất ở trong và ngoài châu Âu. Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh nguồn gốc và sự hình thành giống gà này. 


    Gà Shamo

    • Gà Satsumadori (Nhật): Chúng là giống gà tầm trung, trọng lượng gà trống khoảng 3,5 kg và gà mái khoảng 2,5 kg. Giống như gà Sumatra, gà Satsumadori có đầu nhỏ và mồng dâu ba khía. Mồng càng nhỏ càng tốt, giống như ở những con gà chọi. Mồng lớn không được chuộng vì dễ bị cắn. Tai màu đỏ. Chân màu vàng, trừ gà màu đen. Màu mắt vàng rực cũng được chuộng hơn. Đặc trưng của gà Satsumadori là mạnh mẽ, chân xoạc rộng, lưng dài và đuôi xòe. 


    Gà Sumatra

    • Gà rừng Saipan (Mỹ): Chúng có kích thước từ 4,36 đến 9,68 kg với trống và từ 2,9 đến 7,26 kg với mái. Trong một số trường hợp, tạo ra gà Saipan với chiều cao 90 cm và đặc điểm mồng bẹt, đôi khi gần như không có. Mỏ màu sừng, rất sẫm màu. Cằm và tai nhỏ, đôi khi không có. Mắt màu vàng đậm và được che chở bởi mày nhô.


    Gà rừng Saipa

    • Gà chọi Thái (Thái Lan): Gà chọi Thái (tiếng Thái Lan: ไก่ชน) là một giống gà chọi lâu đời của Thái Lan, nhưng đến năm 2009, chúng được công nhận bởi Hiệp hội tiêu chuẩn gia cầm Anh (British Poultry Standards), chúng là giống nền để lai tạo ra gà Shamo ở Nhật. Người Thái Lan rất đam mê món đá gà. Giá của một chú gà chọi có thể lên tới 1 triệu baht (gần 24.000 USD). 
      Nhũng giống gà ngoại trên đây đều là những giống gà hay được các chủ gà mua về để lại tạo nhằm tạo ra những gen trội để sinh sản ra một giống mới có nhiều đặc điểm và ưu thế vượt trội.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x