Phân biệt bệnh hen trên gà chọi
Rất nhiều bệnh phổ biến và quan trọng trên gà có tác động đến hệ thống hô hấp. Một số bệnh chỉ có các triệu chứng nhẹ, nhưng trong khi đó có nhiều bệnh lại gây tỷ lệ chết rất cao. Bệnh hô hấp có rất nhiều nguyên nhân song nó lại khá tương tự nhau .
Danh mục
Các nguyên nhân gây bệnh
Do virus (VR) gây ra:
- Viêm phế quản truyền nhiễm( IB) – Hen virus
- Viêm thanh khí quản truyền nhiễm ( ILT)
- 3. Bệnh Dịch Tả – Newcastle Disease
- 4. Bệnh Cúm gà (cúm Gia Cầm)– AI
- 5. Bệnh Đậu gà – Fowl Pox
Do vi khuẩn (VK) gây ra:
- Hen CRD (do VK Mycoplasma Galysepticum gây ra), hen ghép – CCRD (do VK Mycoplasma Galysepticum ghép với E.Coli)
- Tụ Huyết Trùng
- Hen Thối mũi (bệnh có tên gọi khác Bệnh Coryza,Sưng phù đầu gà hay sổ mũi truyền nhiễm) do VK Hemophilus
- ORT –bệnh viêm phổi hóa mũ, Hen ngáp.
Nấm và ký sinh trùng(KST)
- .Nấm – Aspergillosis
- Giun – Helminthiasis (Syngamus trachealis)
Hen do chăm sóc quản lý
Hen do môi trường
Hàm lượng khí Oxy trong chuồng thấp: Do chuồng kín không lưu thông không khí, ít dọn phân, ẩm độ chuồng nuôi cao, làm tồn tại Khí độc trong chuồng : CO2, H2S, CH4, NH3
Chuồng trại không hợp lý: Bị gió lùa, che chắn kín, lạm dụng việc phơi nắng nhiều
Hen bệnh lý do tác động cục bộ
Trong quá trình vần xổ gà, diều lúa vẫn còn hoặc với việc vần nhiều hồ kéo dài thời gian dễ khiến gà chọi trúng đòn tổn thương sâu bên trong. Trong đó đặc biệt là tổn thương phổi và tổn thương đường hô hấp trên.
Khi gà chọi dính 1 đòn đá từ đối phương, tổn thương cơ học bên ngoài là điều dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường và xử lý khá đơn giản. Tuy nhiên đi kèm với những tổn thương bên ngoài là những tổn thương bên trong ( Nội thương) và những tổn thương đó đa phần ảnh hưởng trực tiếp tới phần cốt hoặc phần mạch của gà. Phải sau 1 khoảng thời gian dưỡng thương thì gà mới có biểu hiện dính tổn thương trong.
Đối với tổn thương trong ảnh hưởng lên mạch, cụ thể là tổn thương ống hô hấp trên của gà(dây thanh quản). Đòn đá vào ống hô hấp trên sẽ gây vỡ mạch hoặc khiến bó cơ bao bọc mạch bị lệch và chèn ép mạch dẫn đến tắt mạch hoặc xuất huyết bên trong. Sau 1 khoảng thời gian ngắn 2-3 ngày các tổn thương này hình thành các ổ áp xe bên trong và bao bọc bởi dịch rỉ viêm. Tổn thương càng nặng dịch rỉ viêm tiết ra càng nhiều, và chính nó sẽ kích thích niêm mạc ống hô hấp trên gây ra hiện tượng hen có âm rang hoặc hen có khẹc ra máu cho gà chọi.
Cho nên việc dưỡng thương cho gà chọi sau khi đá cần đảm bảo đầy đủ việc thông mạch bằng cách chườm ấm, xoa bóp tan máu bầm, nắng gân cơ… đảm bảo không xuất huyết trong hoặc tụ huyết trong cơ bằng các sản phẩm thuốc tây(alphchoay), thuốc nam,có khả năng làm tan máu bầm hoặc tăng cường vận huyết trong long mạch.
14. Hen sinh lý: do quá trình phơi nắng không hợp lý,phơi nắng gà quá lâu, hoặc phơi lúc thời điểm nắng nóng khiến gà ngợp nắng và bị shock nhiệt. Gà có hiện tượng sốt nóng, ỉa phân nước, há mỏ thở. Trường hợp nặng tím tái mào, truỵ hô hấp, đi đứng siêu vẹo dẫn đến chết.(Khi gà bị shock nhiệt, trung khu điều khiển nhiệt được quy định là vùng dưới đồi nằm tại bán cầu não bị tê liệt, điều hoà nhiệt độ không được kiểm soát, nhịp tim tăng, tần số hô hấp tăng, hồng cầu vận động nhiều hơn trong khi gà mất nước và máu bị đặc lại. Nếu quá trình này kéo dài và lặp lại liên tục sẽ khiến các cơ quan hô hấp bị quá tải và dẫn đến suy giảm chức năng. Tim co bóp liễn tục làm nhão cơ tim và giảm áp lực lồng mạch dẫn đến giảm huyết áp, gà nhạt cơ, yếu, mao mạch phổi bị teo nhỏ và giảm khả năng vận chuyển oxi do thiếu hồng cầu dẫn đến gà suy hô hấp, tầng số hô hấp giảm, gà mất lực, dễ xuống sức. Thận và gan không lọc được máu do mất nước và máu đông đặc làm suy chức năng gan thận, gà dễ bị ngộ độc, xuống sức và hấp thụ thức ăn kém, ăn ít khó tiêu.)
Chẩn đoán phân biệt
- Đối với việc gây hen trên gà do bệnh gây ra bao giờ cũng có hiện tượng đờm trong cổ họng và gà hay nuốt nước và khi nghe kỹ có âm rền, ồ ồ trong cổ họng, còn tác động cục bộ thì không.
- Biểu hiện hen tuy giống nhau nhưng mỗi bệnh sẽ biểu hiện hen một cách khác nhau như sau:
- Nếu bị hen do CRD: Gà ngáp gió theo từng đợt, kết hợp rẫy mỏ. Trường hợp nặng xuất hiện tiếng “ tóc” đi kèm.Khi cầm chân gà chốc ngược đầu xuống đất, không có hiện tượng tím mào và chết đột ngột.
- Nếu hen CCRD gà hen có đờm hay nuốt nước miếng và hay vảy mỏ, gà lúc tái lúc đỏ, vào đá nhanh mất lực và thở phồng cổ và sùi bọt mắt.
- Nếu gà hen có đờm kèm theo chảy nhước mắt, nước mũi. Gà hay dụi mắt và ướt đầu cánh và sưng nhẹ khóe mắt,hốc mắt dưới, nước mũi có mùi thối là bệnh CORYZA do vi khuẩn hemophilus gây ra.
- Nếu gà hen kéo dài, ngáp, có đờm kèm sốt cao, há miệng thở, chân lạnh, khô. Mí mắt đỏ xung huyết. Tím tái mồng, đôi lúc vảy mỏ có lẫn máu tươi với dịch đờm, hoặc dùng kháng sinh điều trị kéo dài 3-5 ngày nhưng không khỏi bệnh do VR có thể là ILT, IB,
- Nếu gà hen, rướn cổ , thở ngáp kèm thêm sưng tích, sưng hầu, tím mồng, hay rảy mỏ mạnh có thể văng “cục”của thanh quản ra ngoài là Tụ Huyết Trùng.
- Nếu gà thở khó, thở ngáp, rướn cổ lên thở gà ngáp gió( đớp gió ) liên tục, không bị ngắt quãng, Gà hay hét, la thỉnh thoảng có tiếng “toác” (do ngạc khí ở phổi) Sau đó tái dần giảm ăn uống sau sang ngày sau chết trạng thái bật ngữa (thở không được giẫy dụa chết)hoặc khi cầm chân gà chốc ngược đầu xuống đất, gà có hiện tượng tím mào, chảy nước dãi chết đột ngột do thiếu oxi và liệt hô hấp. Những trường hợp đặc biệt bắt gà lên tay co rút cơ và chết theo tay.
- Ngáp gió do giun kim di hành lên phổi và tắt ngã 3 khí quản gà ngáp gió và nuốt liên tục, uống nhiều nước, ngáp gió ngắt quãng lúc có lúc không. Hắt hơi, vảy mỏ đôi khi kèm theo giun kim văng ra ngoài theo nước bọt gà gáy âm rè, gáy không thành tiếng. Gà ốm, giảm trạng, khô chân, ỉa phân nát.
Phòng bệnh
- Chuồng trại: sát trùng (thành phần Glutaratanhydrich và Benzakonium) chuồng trại, dọn phân sạch sẽ, chú ý trong thời tiết nắng-ẩm.
- Bệnh do virut gây ra: dùng vaccin tương ứng để phòng bệnh, đặc biệt dịch tả, Viêm phế quản truyền nhiễm – IB (xảy ra nhiều); Cúm gà – AI; Đậu gà – Fowl Pox…
- Bệnh do vi khuẩn gây ra: dùng các dòng kháng sinh để điều trị như Tylosin, Tilmicosil, Doxycylin,Gentamycin,Flophenicol,Ceftiafour….để điều trị
- Dùng sản phẩm hấp thụ độc tố và giải độc gan định kỳ nhằm mục đích vừa giải độc tố nấm mốc có trong thức ăn, vừa giải độc gan thận trên gà.
Điều trị
Đối những bệnh do VIRUT gây ra khả năng điều trị bằng kháng sinh là không thể khỏi hoàn toàn. Cách hỗ trợ điều trị để chống bệnh kế phát (ghép bênh) là hiệu quả nhất chỉ có thể dùng kháng sinh hoặc chuẩn đoán đúng bệnh do loại virut nào gây ra thì dùng trực tiếp vaccin đó để điều trị. Tuy nhiên mứt độ thành công khỏi bênh là không cao.
Đối với bệnh xâm nhập là vi khuẩn thì các bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: hạ sốt (paracetamol)- long đờm(Bromhexxin), giãn phế quản phế nan – trợ sức Trợ lực(Butaphosphan,Gluco): giúp gà thở và sống xót là điều tiên quyết
Bước 2: dùng kháng sinh có thành phần điều trị hướng phổi như: Tylosin,Tilmicoxyn, Doxycylin, Gentamycin, Flophenicol, Ceftiafour…
Bước 3: trợ sức, trợ lực (Vitamin,Glucoza,Butaphosphal)để giúp gà nhanh khỏe, nhanh hồi phục để vào kỳ vần nhanh
Dùng ESCENT L – 2 ml + Điện Giải hòa 0,5 lít nước /ngày
Lưu ý: trong giai đoạn điều trị hãy luôn phun sát trùng để có môi trường sạch và giảm mầm bệnh, để điều trị nhanh khỏi và hiệu quả.